IOP

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện Vật lý

Trung tâm Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học

Giới thiệu

Chức năng

  • Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển các công nghệ nguồn lĩnh vực vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học.
  • Triển khai, ứng dụng và chuyển giao những công nghệ mới và phát triển thiết bị khoa học trên nền tảng thành tựu nghiên cứu của khoa học vật lý.
  • Chế tạo thử nghiệm sản phẩm trong lĩnh vực liên quan.

Nhiệm vụ

  • Nghiên cứu các quá trình, cơ chế, tính chất Vật lý và phát triển công nghệ chế tạo vật liệu nano chuyển hóa năng lượng quang-điện, nhiệt-điện, quang-hóa, điện hóa và quang điện hóa cũng như vật liệu hoạt tính sinh học.
  • Triển khai ứng dụng các phương pháp hoá lý hiện đại và công nghệ chế tạo vật liệu tiên tiến trong sản xuất vật liệu nano, vật liệu hoạt tính sinh học có nguồn gốc thiên nhiên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật được pháp luật quy định.
  • Nghiên cứu cảm biến vật lý, kỹ thuật điện tử, vi xử lý và tin học hướng tới chế tạo thiết bị khoa học.
  • Nghiên cứu vật liệu đặc biệt cho chế tạo, nghiên cứu mô hình vật lý và điều khiển cho thiết bị bay không người lái (unmanned aerial vehicle) và thiết bị vận tải tự động không người lái (unmanned automatic vehicle).
  • Dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Tham gia công tác đào tạo, hợp tác quốc tế theo nhiệm vụ Viện Vật lý giao.

Quá trình phát triển

  • - Quyết định số 94/KHCNVN-QĐ ngày 08/3/1995 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia về việc thành lập Trung tâm Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học.
  • - Quyết định số 278/1999/KHCNQG-QĐ ngày 12/3/1999 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia về việc đổi tên Trung tâm Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học thành Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học.
  • - Quyết định số 40/QĐ - KHCNVN ngày 17/02/2004 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc chuyển Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thành Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • - Quyết định số 63/QĐ-VHL ngày 19/02/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc chuyển Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • - Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tinh giản biên chế và thu gọn bộ máy các đơn vị công lập, ngày 22/12/2020 Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra Quyết định số 2354/QĐ-VHL về việc sát nhập Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học vào Viện vật lý. Từ đó Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học trở thành Trung tâm Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học trực thuộc Viện Vật lý.

Một số hướng nghiên cứu có thành tựu nổi bật

Từ khi thành lập năm 1995 đến nay, Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học đã có những hoạt động khoa học và công nghệ chuyên ngành tích cực và có uy tín trong nhiều lĩnh vực của ngành Vật lý ứng dụng, thiết bị khoa học cũng như đóng góp nhiều công nghệ, sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khoa học và cuộc sống.

  1. Nghiên cứu, chế tạo vật liệu xúc tác quang trên cơ sở TiO2:
    • - Công nghệ chế tạo Vật liệu Nano TiO2, Nanocomposite TiO2/Aptite bán công nghiệp dùng cho sản phẩm sơn quang xúc tác, lọc khí quang xúc tác.
    • - Giải pháp hữu ích: Filter lọc khí chủ động quang xúc tác.
  2. Vật liệu từ và Thiết bị giáo dục.
    • Các sản phẩm từ vật liệu từ Ferrit:
    • - Nam châm dùng cho đồng hồ đo điện công nghiệp.
    • - Điện kế chứng minh và điện kế thực hành.
    • - Nam châm viên các loại.
  3. Thiết kế chế tạo Hiển vi quét đầu dò (SPM – Scanning Probe Microscope).
    • Các hệ thiết bị được thiết kế và chế tạo thành công:
    • - STM - Scanning Tunneling Microscope
    • - AFM - Atomic Force Microscopy.
  4. Nghiên cứu công nghệ, chế tạo thiết bị bay không người lái cho nghiên cứu khoa học.
    • - Công nghệ chế tạo máy bay Airplane và trực thăng Helicopter không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học.
    • - Pilot chế tạo loại máy bay không người lái UAV.
    • - Phòng thí nghiệm nghiên cứu: Hệ thống điện tử tích hợp các loại thiết bị ngoại vi khác nhau lên máy bay không người lái loại nhỏ. Bao gồm hệ thống tích hợp vi xử lý phần cứng và hệ thống nhúng phần mềm trên nền tảng mã nguồn mở. Hệ thống giả lập bay và huấn luyện đào tạo người điều khiển máy bay không người lái.
  5. Nghiên cứu, chế tạo vật liệu Nano Graphene.
    • - Công nghệ và xây dựng dây truyền chế tạo vật liệu graphene trương nở quy mô bán công nghiêp (pilot); Sáng chế: "Phương pháp và thiết bị chế tạo lá nano graphen đa lớp từ hợp chất graphit".
  6. Công nghệ chế tạo vật liệu nano hoạt tính sinh học.
    • - Công nghệ nano hóa hợp chất có hoạt tính sinh học ứng dụng cho thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
    • + Giải pháp hữu ích: "Quy trình điều chế dung dịch nano chứa curcumin và piperin"
    • + Giải pháp hữu ích: "Chế phẩm nano lỏng đồng nhất hai thành phần dihydroquercetin và vitamin E"