>> Center for Computational Physics

Activities

News

< | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005 |

Date: 20-10-2010

Thông báo về cuộc họp TT VLLT và TT VLTT ngày 28/9/2010

Trong cuộc họp toàn thể hai Trung tâm VLLT và VLTT, đã thảo luận và thống nhất một số nội dung sau:

  1. Về phát triển nhân lực:
    Phát triển nhân lực theo các nhóm:
    • Thu hút các cán bộ trẻ đã bảo vệ TS ở nước ngoài về các nhóm, thay thế các cán bộ sẽ nghỉ hưu và bổ sung thêm nhân lực cho các nhóm (trung bình khoảng 1-2 TS / hàng năm)
    • Kết hợp với đào tạo TS tại chỗ: khoảng 1-2 TS/năm
    • Về quy mô: gọn nhẹ và có năng lực cao, đến năm 2015 xây dựng khoảng 10 nhóm nghiên cứu, mỗi nhóm có 3-4 biên chế.
  2. Về lương Hợp đồng:
    Tạm ngừng trả lương cho các cán bộ Hợp đồng từ tháng 11/2010. Lý do: + Quỹ trả lương hợp đồng của hai Trung tâm đã hết; + Viện và Trung tâm không hỗ trợ giải quyết được; + Thực hiện theo thỏa thuận ban đầu trong nội bộ hai Trung tâm (trả lương cho đến khi hết quỹ tiền lương hợp đồng).
    Đề nghị các nhóm và đề tài nghiên cứu xem xét hỗ trợ thêm cho các cán bộ hợp đồng trong nhóm của mình.
  3. Về kinh phí trang bị điều hòa:
    Do Viện không thể giải quyết được, nên đề nghị Lãnh đạo hai Trung tâm lập dự án xin kinh phí từ Viện KHCN VN
  4. Về bố trí phòng làm việc:
    Trả lại phòng 102 cho Trung tâm Vietnam-Ucraina. Các cán bộ hợp đồng trẻ sẽ được bố trí trong 2 phòng to là P. 301 và P. 207. Ngoài ra phòng đọc có thể được sử dụng làm phòng làm việc cho các bộ trẻ trong khi chưa được bố trí phòng làm việc riêng.
  5. Sắp xếp lại danh mục cán bộ trên trang web:
    Các cán bộ đang công tác ở nước ngoài nhưng đã dừng hợp đồng chính thức với Viện Vật lý (ngừng đóng BHXH) sẽ tạm chuyển sang dạng: "Cựu cán bộ" (bao gồm tất cả cán bộ đã từng làm việc tại TTVLLT, đã nghỉ hưu, chuyển công tác, đang công tác nước ngoài nhưng ngừng ký Hợp đồng với Viện Vật lý).
    Mục "Cán bộ công tác ở nước ngoài" chỉ bao gồm những cán bộ đang còn hợp đồng lao động (có đóng BHXH) ở Viện Vật lý.
  6. Góp ý cho việc xây dựng bản dự thảo Chỉ tiêu đánh giá cán bộ ở Viện Vật lý.
    Dưới đây là tập hợp các ý kiến về vấn đề này:
    1. Có ý kiến ủng hộ chủ trương và đồng ý với cách tính điểm trong lúc chưa có một cách đánh giá tốt hơn thay thế, nhưng đề nghị nên đưa ra quy định tốt hơn đối với điểm chuẩn, ví dụ chọn IF của các tạp chí khác nhau cho các cán bộ nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau thay vì ấn định một con số IF nào đó.
    2. Có ý kiến cho rằng việc tính điểm như thế để đánh giá hoặc khen thưởng là chưa hợp lý. Đối với số đông thì có thể áp dụng định lượng được, nhưng đối với số nhỏ như trong một đơn vị của Viện Vật lý thì không nên, mà nên dựa trên đánh giá định tính quan trọng hơn. Ví dụ người A có 1 bài Quốc tế giá trị hơn người B có 2 bài trong nước nhưng sẽ bị xếp hạng dưới nếu tính điểm như hiện nay. Trong khi đó mọi người đều thừa nhận người A xứng đáng hơn nếu không tính điểm.
    3. Có ý kiến đồng ý nên có một tiêu chuẩn đánh giá nhưng nên đơn giản hơn, chứ không nên tính điểm quá chi tiết như vậy. Ví dụ các cán bộ nghiên cứu có kết quả nghiên cứu công bố ở đâu cũng được. Mặt khác cũng cần phải tính đến các đóng góp khác như giảng dạy Cao học, hướng dẫn cao học, tổ chức các hoạt động khoa học (lớp học, hội nghị, v.v...) vì đó cũng là đóng góp sức lực và thời gian cho công việc chung của Viện.
    4. Có ý kiến đề nghị nên đánh giá trên kết quả công việc theo mẫu báo cáo công tác cuối năm của từng cán bộ trên tất cả các mặt (theo 3 loại cán bộ: Nghiên cứu, nghiên cứu triển khai, quản lý phục vụ). Căn cứ vào ý kiến đánh giá của tập thể đối với bản khai của cá nhân đó để đề xuất khen thưởng hoặc phê bình.
    5. Có ý kiến đề nghị cần xem xét kỹ mục đích đánh giá. Đối với những ai bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị xử lý theo luật công chức, chúng ta có thực hiện những hệ lụy (thường là bắt buộc và nặng nề) xuất phát từ việc đánh giá đó không?
    6. Có ý kiến cho rằng không nên làm vì các Viện khoa học ở nước ngoài không ai làm như mình. Có ý kiến cho rằng đối với các GS, NCVCC không nên/và không thể áp dụng kiểu đánh giá như vậy được.