7. Các hoạt động thường xuyên của đơn vị

7.1. Nghiên cứu cơ bản:

  • Nghiên cứu cơ bản trong Vật lý lý thuyết: lý thuyết hạt cơ bản, lý thuyết lượng tử, lý thuyết các chất cô đặc và các hệ tương quan mạnh;
  • Nghiên cứu vật lý nanô (nanophysics), vật lý điện tử và vi điện tử.
  • Phát triển các phương pháp toán lý và vật lý tính toán, mô hình hóa phục vụ cho nghiên cứu vật lý, vật lý sinh học và vật lý y sinh, vật lý linh kiện điện tử mới...
  • Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực vật lý và công nghệ hạt nhân.
  • Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực vật lý quang học, quang tử, quang phổ, laser và ứng dụng.

7.2. Nghiên cứu ứng dụng triển khai:

Từ các kết quả nghiên cứu trên, nhiều sản phẩm của đề tài đã được đưa vào các dự án sản xuất thử nghiệm và ứng dụng hiệu quả trong nghiên cứu KHCN, kinh tế, an ninh, quốc phòng và đời sống. Nhiều sản phẩm và thiết bị khoa học và công nghệ do Viện nghiên cứu chế tạo và phát triển về vật liệu từ, thiết bị khoa học, quang học, điện tử và cơ- điện tử…đã được thị trường đánh giá cao và đã nhận được nhiều Bằng khen của các hội chợ công nghệ do Bộ KH&CN và các địa phương tổ chức.

7.3. Hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH&CN:

  • Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chuyển giao các công nghệ mới, cập nhật thông tin, đào tạo cán bộ và tranh thủ sự giúp đỡ đa dạng của các nhà khoa học quốc tế đối với Việt Nam, Viện đã coi hợp tác quốc tế với các cơ sở nghiên cứu bên ngoài nước là mũi nhọn hàng đầu. Viện đã và đang duy trì và phát triển nhiều đề tài hợp tác nghiên cứu KHCN với các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ quốc tế như: Mỹ, Canada, Italy, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Belarus… và các nước trong khu vực. Nhiều đề tài hợp tác đã trở thành các dự án Khoa học công nghệ cho phép chuyển giao các công nghệ mới vào Việt nam. Hàng năm, hàng chục lượt cán bộ khoa học đã đi trao đổi KHCN và nhiều cán bộ khoa học trẻ được gửi đi đào tạo.
  • Viện Vật lý đã phối hợp cùng các tổ chức quốc tế tổ chức thành công các Hội nghị khoa học, lớp học vật lý chuyên ngành mang tính định kỳ, thường xuyên – tăng cường hội nhập và nâng cao uy tín cho khoa học Vật lý Việt Nam.

7.4. Công tác đào tạo sau đại học:

  • Viện Vật lý là cơ sở đào tạo sau đại học đã có quá trình trên 25 năm (từ năm 1983), có uy tín và chất lượng cao trong đào tạo ở nhiều chuyên ngành vật lý (vật lý lý thuyết, vật lý hạt nhân, vật lý kỹ thuật, vật lý quang học và laser, …) cả ở trong nước và quốc tế.
  • Nhiều cán bộ của Viện đang được mời tham gia giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo trong nước (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ…) và hướng dẫn nghiên cứu sinh.
  • Việc trao đổi giữa Viện và các cơ sở nghiên cứu và đào tạo quốc tế (Pháp, Thuỵ điển, Nhật Bản…) về sinh viên, thực tập sinh và tiến sĩ quốc tế đã được thực hiện trong nhiều năm qua.
  • Viện Vật lý đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao chủ trì thực hiện Đề án Phối hợp đào tạo Sau đại học với Viện Nghiên cứu khoa học Quốc gia Queebec (INRS Quebec, Canada) và đã đưa nhiều cán bộ khoa học trẻ đi đào tạo ở Canada.

 

@2011 Viện Vật lý
Số 10 Đào Tấn, Thủ lệ, Ba Đình, Hà Nội

Fax (84-4) 3766 9050; Website: http://www.iop.vast.ac.vn