Dự án phòng thí nghiệm cấp Viện KH&CN Việt Nam nghiên cứu về Điện tử lượng tử

Thông tin chung:

  • Tên dự án: Phòng thí nghiệm cấp Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu về điện tử lượng tử.
  • Chủ đầu tư: Viện Vật lý
  • Tổng kinh phí: 13 tỷ đồng
  • Thời gian thực hiện: 2 năm (2010 - 2011)
  • Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.
  • Địa điểm thực hiện: Nhà 2H Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Mục tiêu dự án:

  • Tạo cơ sở vật chất, để xây dựng một Phòng thí nghiệm trung tâm đầu ngành về Điện tử học lượng tử của nước ta trên cơ sở tập trung trong một không gian thống nhất lực lượng cán bộ KH-CN Điện tử học lượng tử với một số trang thiết bị hiện đại nhằm thực hiện các nghiên cứu KHCN ở trình độ cao (ngang tầm cỡ khu vực và quốc tế) ... đáp ứng các nhu cầu phát triển lâu dài về KH-CN, đào tạo và phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.
  • Đáp ứng yêu cầu phát triển các hướng KHCN trọng điểm của Viện KH&CN VN đã được Chính phủ và Viện KH&CN VN phê duyệt. Nhằm đầu tư, nâng cao cơ sở vật chất của Viện KH&CN VN nói chung và của Viện Vật lý nói riêng. Tạo được môi trường nghiên cứu lý tưởng, đáp ứng đầy đủ diện tích làm việc cho nhu cầu phát triển lâu dài của đội ngũ cán bộ khoa học trong lĩnh vực Điện tử Lượng tử.

Các thiết bị đã được đầu tư:

Các thiết bị đầu tư được chia làm 3 nhóm: Nhóm các thiết bị nghiên cứu chính bao gồm thiết bị lớn đắt tiền, nhóm thứ 2 gồm các gồm các hiết bị chế tạo và xử lý mẫu, như máy ly tâm, tủ an toàn sinh học, máy cất nước 2 lần; nhóm thứ 3 gồm Công cụ thiết bị phục vụ cho nghiên cứu.

Danh mục thiết bị và Hướng dẫn sử dụng

A. Nhóm các thiết bị nghiên cứu chính

  1. Laser femtô giây Ti-Sapphire
  2. Laser rắn công suất cao Nd-YAG
  3. Laser bán dẫn liên tục công suất cao 4W, 5W, 8W, 30W
  4. Phổ kế UV-VIS-NIR
  5. Máy đo xung cực ngắn
  6. Đầu thu quang học nhanh - Ống nhân quang điện đa vi kênh (MCP-PMT)
  7. Đầu thu quang học iCCD
  8. Đầu thu APD modul
  9. Máy quang phổ
  10. Dao động ký số
  11. Máy khuếch đại khóa tần
  12. Kính hiển vi soi ngược
  13. Máy đo photon tương quan thời gian

B. Nhóm các thiết bị chế tạo và xử lý mẫu

  1. Máy ly tâm để bàn
  2. Máy cất quay chân không
  3. Tủ an toàn sinh học cấp II
  4. Máy cất nước 2 lần

C. Nhóm công cụ thiết bị phục vụ cho nghiên cứu

  1. Bàn quang học, Mặt bàn
  2. Bộ dịch chuyển nano
  3. Camera quan sát thí nghiệm
  4. Đồng hồ vạn năng
  5. Đèn Halogen
  6. Linh kiện cơ khí quang học.

 

@2011 Viện Vật lý
Số 10 Đào Tấn, Thủ lệ, Ba Đình, Hà Nội

Fax (84-4) 3766 9050; Website: http://www.iop.vast.ac.vn